Tên đăng nhập: Mật khẩu: Đăng ký || Quên mật khẩu
Urmareste-ne pe FacebookUrmareste-ne pe TwitterUrmareste-ne pe DiggUrmareste-ne pe StumbleuponUrmareste-ne pe Youtube
Điều Khiển Tàu Biển

You are not connected. Please login or register

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tue Jul 03, 2012 1:39 pm
Mr.Dark
Mr.Dark

Mod

Posts Posts : 144
Points Points : 367
Thanked Thanked : 7
Join date Join date : 06/06/2012
Phương pháp cập cầu nói chung:
Gồm 3 quá trình:
1. Chuẩn bị: Từ khi ta có ý định cập cầu cho đến khi mọi người ra boong để chuẩn bị cập cầu:
_ Thông tin cập cầu ( được lấy từ đại lý, phòng thông tin quản lý khai thác tàu)
_ Tài liệu trên tàu bao gồm Pilot book, Guide To Port Entry
_ Hải đồ .
_ Liên lạc VHF với cảng cập kênh bao nhiêu.
_ Kiểm tra neo, dây, tời, radar, sai số la bàn, thiết bị vô tuyến liên lạc, đặc biệt là TỐC ĐỘ KẾ.
2. Quá tình thực hiện:
- Tại buồng lái: gồm thuyền trưởng, thủy thủ lái, phó ba ( phó ba truyền tin từ thuyền trưởng cho thủy thủ)
- Phiá Mũi : gồm bosun, 1 đền 2 thủy thủ, đại phó.
- Phía Lái : thủy thủ và phó 2.
Chú ý tàu cập cầu có cần hoa tiêu hay không?
Vd: tàu nước ngoài trên 500 GT có hoa tiêu / Tàu Nhật trên 10.000 Dw cần hoa tiêu
- Giảm tốc độ cuả tàu.
- Đưa mũi tàu về phía tàu mình cập. Điều kiện cho phép thì ta lựa điều kiện thủy văn tốt gió,dòng.
- Ngoài ra nếu cập ngược dòng phải trong giới hạn cho phép.
Vd: - Gió 4,5 hải lý/ giờ ; dòng chảy từu 1 đền 2 knot. / - Nếu không có gió dòng thì tốc độ tàu 2 đến 3 knots thi ăn lái
- Xử lý trớn : tùy thuộc vào mỗi con tàu có tính tốc độ ăn lái khác nhau
Các phương pháp cập cầu 68166151
Tàu cách cầu 10- 20m ( vi trí 3) Phía mũi đưa dây ném lên bờ rồi nhanh chóng đưa dây buộc tàu lên.
-
Nếu không có sử dụng tàu lai ta đưa dây chéo lên trước tiếp theo mũi
thu. Nếu dây chéo căng ta tới máy .Dưới tác dụng lực dây chéo, lái sẽ
vào nhanh hơn sau đó ta đưa dây ném lên rồi stop máy. (chú ý dây mũi có
căng hay không để xử lý kịp thời). Tiếp theo thu dây lái và mũi cho cân
bằng, rồi đưa dây dọc lên nhằm đưa tàu sát vào cầu. Cuối cùng chỉnh tàu
tới hoặc lùi theo đúng vị trí cảng yêu cầu.
Vd: tàu nhỏ: 2 dọc 1 chéo; ngoài ra 3 dọc 1 chéo hay 4 dọc 2 chéo
- Nếu có tàu lai. ở vị trí 2 xử lý trớn dùng tàu lai đẩy ( tàu lai phải luôn trong tầm kiểm soát cuả tàu bị lai đẩy)
-
Khi tàu lai đẩy tàu đến vị trí song song bờ, dùng dây ném đưa lên. Nếu 2
tàu lai thì vẫn đưa dây chéo mũi lái lên trước rồi cô chặt, tiếp đến
đưa các dây còn lại lên.
3. Kết thúc:
- Phó 3 đưa Pilot rời tàu.
- Buồng lái thông báo với buồng máy nghỉ.
- Tháo dây tàu lai ra khỏi tàu.
- Cử người trực ca ( chú ý tàu hở ra khỏi bờ thu dây dọc phía lái, dây phía mũi và lái luôn phải căng đều.)
- Sĩ quan chú ý khi làm hàng dây có thể bị lên xuống.
[You must be registered and logged in to see this link.]





Sẽ có một số sự cải biến đổi với góc chủ yếu khi đến gần và cặp mạn phải hoặc mạn trái vào cầu, nó phụ thuộc vào:
- Gió mạnh và hướng gió liên quan.
- Hướng và tốc ộ của dòng chảy.
- Mớn nước và mạn khô của tàu.
- Công suất của máy và các đặc tính điều khiển tàu.
- Bề mặt đứng của cầu bến là dạng hở (pier) hay dạng kín hoàn toàn (solid).
- Hình dáng vật lý của cầu.
- Điều kiện trợ giúp sẵn có thích hợp của tàu lai.
- Sự có mặt của các tàu khác trong cầu hay trong âu tàu.

[You must be registered and logged in to see this link.]



Trong trường hợp này chúng ta giả định các điều kiện sau đây :
- không cần tàu lai hỗ trợ
- tàu có 1 chân vịt và là chân vịt chiều phải
- dòng chảy nhẹ
- cập cầu mạn trái
Quá trình thực hiện như sau :

1. Khi cập cầu ngược nước :

Các phương pháp cập cầu 90420750
- Hướng mũi tàu vào đầu cầu phía trên nước . Góc độ tiếp cận khoảng 20° - 30°.
-
Tốc độ chậm sao cho đủ thắng sức cản của nước để đưa tàu tiếp cận đến
gần đầu cầu trên nước thì dừng tàu ngược nước nên việc duy trì hướng cho
tàu khá dễ dàng . Nếu tàu vào sát cầu mà trớn vẫn còn lớn thì cho máy
lùi để phá trớn . Chú ý xu hướng ngả mũi do dòng vẫn mạnh hơn .
- Bắt dây dọc mũi , chéo mũi , chéo lái .
-
Trường hợp khi vào cầu với góc độ lớn , lái tàu cách xa cầu trong khi
mũi đã bắt được dây , thì chỉ cần giữ dây mũi và bẻ lái ra phía ngoài
khi đó lái sẽ bị dòng đẩy vào gần cầu .
- Bắt đủ các dây còn lại kéo cho căng đều và củng cố vị trí tàu ổn định .
- Khi dòng tác dụng mạnh thì nên có sự trợ giúp của tàu lai .
-
Khi cập cầu mạn phải trong trường hợp ngược nước thì cũng thực hiện các
bước tương tự nhưng góc vào cầu nhỏ hơn ( khoảng 10° - 15° )

2. Khi cập xuôi nước :

Các phương pháp cập cầu 62346732
Đây
là trường hợp bất đắc dĩ , nhất là khi không có tàu lai hỗ trợ . Nếu có
điều kiện , phương pháp này thực hiện khi ảnh hưởng của dòng không mạnh
, diện tích mặt nước khu vực cầu cảng phải có đủ không gian cho tàu
quay trở . Thực hiện như sau :
- Dẫn tàu đi xuôi nước , càng gần song song với cầu cảng càng tốt .
- Tốc độ chậm để đảm bảo ăn lái và ổn định hướng .
-
Khi mũi tàu quá đầu cầu phía dưới nước , trớn còn yếu .Sử dụng máy lùi
kết hợp với việc bẻ lái . Mũi tàu ngã sang phải , thả neo .
- Tàu sẽ quay trở trên neo , khi hướng tàu xuôi theo nước , song song với cầu thì kéo neo .
- Tiếp tục điều động tàu cập cầu như phương pháp cập ngược nước .
- Để đảm bảo an toàn cần thiết phải có tàu lai hỗ trợ .
[You must be registered and logged in to see this link.]

[You must be registered and logged in to see this link.]Giả định: Điều kiện khi cập cầu là bình thường (không có ảnh hưởng đáng
kể của các yếu tố bên ngoài), tàu có một chân vịt chiều phải, không có
chân vịt mũi, cập cầu mạn trái.
- Trước hết cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị để vào cầu.
- Sau khi đưa tàu gần đến khu vực cầu, chúng ta tiến hành cập cầu như sau:
• Cho tàu chạy với tốc độ chậm, tiếp cận với cầu theo hướng tạo với cầu một góc khoảng 20° – 30° .

Xác định vị trí dừng máy sao cho khi tàu vào gần cầu thì chỉ cần lùi
nhẹ máy là mũi tàu có thể ngả ra phía ngoài, lái vào sát cầu và tàu dừng
lại sát gần cầu với khoảng cách mà ta có thể dễ dàng đưa dây buộc tàu
lên trên bờ. Thông thường khi mũi tàu đi quá đầu cầu phía dưới, bánh lái
được bẻ ra phía ngoài để cho tàu vừa chạy tới vừa di chuyển theo hướng
gần song song với cầu.
• Nhanh chóng đưa các dây ở lái và mũi lên
trên cầu, ưu tiên các dây chịu lực trước như dây chéo mũi để hãm trớn và
để đưa lái tàu vào gần cầu khi cần thiết. Chú ý giữ cho độ căng hay
chùng của dây một cách vừa phải. Việc buộc dây phải tiến hành hết sức
khẩn trương, vì dây buộc tàu đôi khi quan trọng hơn tàu lai rất nhiều.

Trường hợp nếu lái tàu còn xa cầu khi đã bắt được dây chéo mũi, thì dây
chéo mũi có thể hỗ trợ làm cho lái vào gần cầu bằng cách giữ chắc dây
chéo mũi, bánh lái bẻ ra phía ngoài, máy tới nhẹ cho đến khi xuất hiện
lái tàu bắt đầu ngả vào cầu.
- Cập cầu mạn phải, các bước thực hiện tương tự như cập cầu mạn trái, tuy nhiên cần lưu ý:
• Góc vào cầu nhỏ hơn (từ 10° – 20°): Vì khi chạy lùi, mũi có xu hướng ngả phải, lái sẽ bị đẩy ra ngoài.
Do
đó tốc độ khi vào cầu cũng cần duy trì chậm hơn, để khi vào gần cầu có
thể ngừng tàu với công suất tối thiểu. Cần thiết có thể cho mũi ngả trái
trước khi cho máy lùi.


Các phương pháp cập cầu 63705848
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mr.Dark
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

    Bài viết liên quan với Các phương pháp cập cầu

      Quyền hạn của bạn:

      Bạn không có quyền trả lời bài viết