Tên đăng nhập: Mật khẩu: Đăng ký || Quên mật khẩu
Urmareste-ne pe FacebookUrmareste-ne pe TwitterUrmareste-ne pe DiggUrmareste-ne pe StumbleuponUrmareste-ne pe Youtube
Điều Khiển Tàu Biển

You are not connected. Please login or register

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tue Jul 03, 2012 2:04 pm
Mr.Dark
Mr.Dark

Mod

Posts Posts : 144
Points Points : 367
Thanked Thanked : 7
Join date Join date : 06/06/2012
BỘ LUẬT QUẢN LÝ QUỐC TẾ

VỀ HOẠT ĐỘNG AN TOÀN CỦA TÀU VÀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

(Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế - ISM)

Các yêu cầu về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm

Nội dung

Giới thiệu

1 Quy định chung.

2 Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường.

3 Trách nhiệm và quyền hạn của công ty.

4 (Những) người phụ trách.

5 Trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng.

6 Nguồn lực và nhân lực.

7 Triển khai các kế hoạch cho các hoạt động trên tàu.

8 Ứng phó sự cố khẩn cấp.

9 Các báo cáo và phân tích về sự không phù hợp, các tai nạn và các sự cố nguy hiểm.

10 Bảo dưỡng tàu và trang thiết bị.

11 Tài liệu.

12 Kiểm tra, xem xét và đánh giá của Công ty.

13 Chứng nhận, kiểm tra và kiểm soát.

GIỚI THIỆU

Mục
đích của Bộ luật này là đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế cho sự quản lý và
hoạt động an toàn của tàu và cho sự ngăn ngừa ô nhiễm.

Ðại hội
đồng đã thông qua Nghị quyết A.443(XI) trong đó khuyến nghị các Chính
phủ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thuyền trưởng trong việc
thực thi trách nhiệm chính đáng của mình đối với vấn đề an toàn hàng hải
và bảo vệ môi trường biển.

Ðại hội đồng cũng đã thông qua nghị
quyết A.680(17) trong đó công nhận thêm sự cần thiết có một tổ chức quản
lý thích hợp để đảm bảo tổ chức này đáp ứng được sự cần thiết của việc
quản lý trên tàu để đạt được và duy trì các tiêu chuẩn cao về an toàn và
bảo vệ môi trường.

Nhận thấy rằng không có hai công ty tàu biển
hoặc hai chủ tàu giống nhau, và rằng các tàu hoạt động dưới một phạm vi
rộng lớn của các điều kiện khác nhau, nên Bộ luật này được xây dựng trên
các nguyên tắc và các mục tiêu chung.

Bộ luật này được diễn đạt
theo những thuật ngữ khái quát để nó có khả năng áp dụng rộng rãi. Tuy
nhiên, mức độ khác nhau của sự quản lý, dù ở trên bờ hay trên biển, sẽ
yêu cầu các mức độ kiến thức và nhận thức khác nhau về các điều khoản đã
được nêu ra.

Sự cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất là nền tảng để
thực hiện tốt sự quản lý an toàn. Trong vấn đề về an toàn và ngăn ngừa ô
nhiễm thì đó là sự cam kết, năng lực, thái độ và động cơ của mỗi thành
viên ở tất cả các mức mà chúng quyết định kết quả cuối cùng.

1 QUY ÐịNH CHUNG

1.1 Các định nghĩa

1.1.1
"Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code)" có nghĩa là Bộ luật Quản
lý Quốc tế về Hoạt động An toàn của Tàu và Ngăn ngừa Ô nhiễm như đã được
Ðại hội đồng thông qua, và có thể được Tổ chức sửa đổi.

1.1.2
"Công ty" được hiểu là Chủ tàu hoặc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó như
là Người quản lý, hoặc Người thuê tàu trần, người đã và đang đảm đương
trách nhiệm thay mặt Chủ tàu khai thác tàu và người đang chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo sự áp đặt của Bộ luật này.

1.1.3 "Chính quyền hành chính" được hiểu là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang cờ.

1.2 Mục tiêu

1.2.1
Mục tiêu của Bộ luật này là nhằm đảm bảo an toàn trên biển, ngăn ngừa
thương vong về người, và tránh được các thiệt hại về môi trường, đặc
biệt là môi trường biển, và về tài sản.

1.2.2 Mục tiêu quản lý an toàn của công ty phải, bao gồm:

lập ra các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và tạo ra một môi trường làm việc an toàn;

xác lập phương án phòng chống mọi rủi ro đã dự đoán; và

tiếp
tục hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người trên bờ cũng như
dưới tàu, bao gồm cả sự ứng phó tình huống khẩn cấp liên quan tới an
toàn và bảo vệ môi trường.

1.2.3 Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:

tuân theo các quy phạm và các quy định bắt buộc; và

lưu
tâm tới các bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn thích hợp được
khuyến nghị bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế, các Chính quyền hành chính,
các tổ chức phân cấp và các tổ chức công nghiệp hàng hải.

1.3 Áp dụng

Các yêu cầu của Bộ luật này có thể áp dụng cho tất cả các tàu.

1.4 Các yêu cầu chức năng đối với Hệ thống Quản lý An toàn (HTQLAT)

Mỗi
Công ty phải triển khai, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý an
toàn (HTQLAT) trong đó bao gồm các yêu cầu chức năng sau:

một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường;

các
hướng dẫn và các thủ tục để đảm bảo khai thác an toàn của các tàu và
bảo vệ môi trường phù hợp với luật lệ quốc tế và quốc gia mà tàu mang cờ
có liên quan;

xác định các mức phân cấp quyền hạn và hệ thống thông tin liên lạc giữa, và trong, những người trên bờ và trên tàu;

các thủ tục báo cáo các tai nạn và các vấn đề không phù hợp với các điều khoản của Bộ luật này;

các thủ tục sẵn sàng ứng phó với các tình trạng khẩn cấp; và

các thủ tục đối với đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.

2 CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1
Công ty phải xây dựng một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường trong
đó nêu ra các mục tiêu, như đã được chỉ ra trong Mục 1.2, sẽ đạt được
như thế nào.

2.2 Công ty phải đảm bảo rằng chính sách này được
thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp của cơ quan, cả ở trên tàu cũng
như trên bờ.

3 TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

3.1
Nếu một thực thể chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu mà không phải là
chủ tàu, thì chủ tàu phải báo tên đầy đủ và chi tiết về thực thể đó cho
Chính quyền hành chính.

3.2 Công ty phải xác định và lập hồ sơ về
trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của tất cả những người làm công
tác quản lý, thực hiện và kiểm tra công việc có liên quan và ảnh hưởng
tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.

3.3 Công ty có trách nhiệm đảm
bảo rằng có đủ nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ để đảm bảo cho người phụ
trách hoặc những người phụ trách tiến hành các chức năng của mình.

4 (Những) NGƯỜI PHỤ TRÁCH

Ðể
đảm bảo khai thác an toàn cho mỗi con tàu và thiết lập mối liên hệ giữa
Công ty và mỗi tàu, mỗi Công ty phải cử ra một hoặc nhiều người phụ
trách ở trên bờ có thể tiếp cận trực tiếp với người lãnh đạo cao nhất.
Trách nhiệm và quyền hạn của một hoặc những người phụ trách phải bao gồm
cả việc giám sát an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động của mỗi
tàu và đảm bảo rằng đáp ứng đầy đủ nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ, nếu
được yêu cầu.

5 TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

5.1 Công ty cần xác định và lập thành văn bản một cách rõ ràng trách nhiệm của thuyền trưởng đối với:

thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty;

thúc đẩy thuyền viên thực thi chính sách này;

đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn thích hợp một cách rõ ràng và đơn giản;

kiểm tra xem các yêu cầu đã được đặt ra có được giám sát không; và

xem xét HTQLAT và thông báo thiếu sót của SMS với ban quản lý trên bờ.

5.2
Công ty phải đảm bảo rằng HTQLAT đang áp dụng trên tàu phải có điều
khoản rõ ràng nêu bật được thẩm quyền của thuyền trưởng. Công ty phải
xác định trong HTQLAT rằng thuyền trưởng có quyền vượt quyền hạn và
trách nhiệm để đưa ra các quyết định đối với an toàn và ngăn ngừa ô
nhiễm và để yêu cầu sự trợ giúp của Công ty khi xét thấy cần thiết.

6 NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC

6.1 Công ty phải đảm bảo rằng thuyền trưởng là người:

đủ năng lực chuyên môn để điều hành;

hiểu thấu đáo HTQLAT của Công ty; và

được trao những hỗ trợ cần thiết để nhiệm vụ của Thuyền trưởng có thể được thực hiện một cách an toàn.

6.2
Công ty phải đảm bảo rằng mỗi con tàu được điều hành bởi thuyền bộ có
đủ năng lực, giấy chứng nhận và sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của
quốc gia và quốc tế.

6.3 Công ty phải thiết lập các thủ tục để
đảm bảo rằng những người mới và những người nhận công tác mới liên quan
tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm phải được làm quen với nhiệm vụ của
mình. Những hướng dẫn thiết yếu được đưa ra trước khi hành hải phải được
xác định, viết thành văn bản và ban hành.

6.4 Công ty phải đảm
bảo rằng tất cả những người trong HTQLAT của Công ty phải có sự hiểu
biết đầy đủ các quy phạm, các quy định, các luật lệ và các hướng dẫn có
liên quan.

6.5 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục đối
với việc định ra khóa đào tạo theo yêu cầu để hỗ trợ HTQLAT của Công ty
và đảm bảo rằng khóa đào tạo này được áp dụng cho tất cả những người có
liên quan.

6.6 Công ty phải thiết lập các thủ tục nhờ đó các
thuyền viên của tàu nhận được thông tin thích hợp trong HTQLAT của Công
ty bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mà mọi thuyền viên có thể hiểu
được.

6.7 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các thuyền viên của
tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả trong khi thực thi nhiệm
vụ của mình liên quan tới HTQLAT của Công ty.

7 TRIỂN KHAI CÁC KẾ HOẠCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN TÀU

Công
ty cần thiết lập các thủ tục cho việc chuẩn bị của các kế hoạch và các
hướng dẫn cho các hoạt động then chốt trên tàu liên quan tới an toàn của
tàu và ngăn ngừa ô nhiễm. Những nhiệm vụ khác nhau có liên quan đến vấn
đề trên cần được xác định và giao cho người có năng lực.

8 ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ KHẨN CẤP

8.1 Công ty phải thiết lập các thủ tục để xác định, mô tả và ứng phó với các tình trạng sự cố khẩn cấp tiềm tàng trên tàu.

8.2 Công ty phải thiết lập các chương trình huấn luyện và thực tập các thao tác ứng phó sự cố khẩn cấp.

8.3
HTQLAT của Công ty phải đưa ra các biện pháp đảm bảo rằng sự tổ chức
của Công ty có thể đáp ứng được ở bất kỳ thời điểm nào đối với các nguy
hiểm, các tai nạn và các tình trạng sự cố khẩn cấp liên quan đến các tàu
của Công ty.

9 BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH VỀ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, CÁC TAI NẠN VÀ CÁC SỰ CỐ NGUY HIỂM

9.1
HTQLAT của Công ty phải bao gồm các thủ tục đảm bảo rằng các sự không
phù hợp, các tai nạn và các tình trạng nguy hiểm được báo cáo về Công
ty, được điều tra và được phân tích với mục đích nhằm hoàn thiện công
tác an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.

9.2 Công ty phải thiết lập các thủ tục cho việc thực hiện các hoạt động khắc phục.

10 BẢO DƯỠNG TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ

10.1
Công ty cần thiết lập các quy trình để đảm bảo rằng con tàu được bảo
dưỡng tuân thủ các điều khoản của các quy phạm, các quy định có liên
quan và bất cứ yêu cầu nào có thể được Công ty bổ sung.

10.2 Ðể đáp ứng các yêu cầu này Công ty cần đảm bảo rằng:

tiến hành kiểm tra theo các khoảng thời gian thích hợp;

phải báo cáo bất cứ sự không phù hợp nào kèm theo các nguyên nhân của nó, nếu được biết;

áp dụng các hoạt động khắc phục thích hợp; và

lưu giữ các biên bản của hoạt động này.

10.3
Công ty phải thiết lập các thủ tục trong HTQLAT của Công ty để xác định
thiết bị và các hệ thống kỹ thuật mà hỏng hóc bất ngờ của chúng có thể
gây nên các tình trạng nguy hiểm. HTQLAT của Công ty cần đưa ra các biện
pháp cụ thể nhằm nâng cao độ tin cận của các thiết bị hoặc các hệ
thống. Các phương pháp trên phải bao gồm sự thử định kỳ của các trang
thiết bị dự phòng, hoặc các trang thiết bị của các hệ thống kỹ thuật
không được sử dụng thường xuyên.

10.4 Sự kiểm tra nêu trong Mục
10.2 cũng như các biện pháp đưa ra ở Mục 10.3 phải hài hòa với lịch
trình bảo dưỡng hoạt động của tàu.

11 TÀI LIỆU

11.1 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát tất cả các tài liệu và số liệu liên quan tới HTQLAT của Công ty.

11.2 Công ty phải đảm bảo rằng:

các tài liệu có giá trị phải có sẵn ở tất cả các địa điểm có liên quan;

sự thay đổi tài liệu phải được xem xét và được người có thẩm quyền thông qua;

hủy bỏ ngay các tài liệu lỗi thời.

11.3
Tài liệu được dùng để mô tả và thực hiện HTQLAT của Công ty nên được
đưa ra dưới dạng "Sổ tay Quản lý An toàn". Tài liệu nên lưu giữ ở mẫu mà
Công ty cho rằng có hiệu quả nhất. Mỗi tàu cần cất giữ trên tàu tất cả
các tài liệu có liên quan tới tàu đó.

12 THẨM TRA, XEM XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY

12.1
Công ty phải tiến hành đánh giá an toàn nội bộ để thẩm tra lại xem các
hoạt động an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có phù hợp với HTQLAT của Công ty
không.

12.2 Công ty phải định kỳ đánh giá hiệu quả và khi cần
thì xem xét lại HTQLAT của Công ty có phù hợp với các thủ tục đã được
Công ty lập ra không.

12.3 Sự đánh giá và các hoạt động khắc phục cần thiết phải được tiến hành phù hợp với thủ tục đã được ghi thành văn bản.

12.4
Người tiến hành đánh giá phải độc lập với phạm vi được đánh giá trừ khi
điều đó không thể thực hiện được bởi tầm cỡ và bản chất của Công ty.

12.5
Các kết quả của đánh giá và xem xét phải thu hút được sự quan tâm tất
cả những người đang chịu trách nhiệm trong những lĩnh vực có liên quan.

12.6
Người quản lý chịu trách nhiệm những lĩnh vực có liên quan phải tiến
hành những hoạt động khắc phục kịp thời các sai sót đã được phát hiện.

13 CHỨNG NHẬN, THẨM TRA VÀ KIỂM SOÁT

13.1 Tàu phải được điều hành bởi một Công ty đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp liên quan tới con tàu đó.

13.2
Mọi Công ty thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM sẽ được Chính quyền
hành chính, hoặc một tổ chức được Chính quyền hành chính công nhận hoặc
Chính phủ của nước nhân danh Chính quyền hành chính mà Công ty đã chọn
để chỉ đạo công việc thương mại của Công ty cấp cho một giấy chứng nhận
phù hợp. Giấy chứng nhận này phải được chấp nhận như là bằng chứng rằng
Công ty có khả năng phù hợp với các yêu cầu của Bộ luật này.

13.3
Một bản sao giấy chứng nhận đó phải được cất giữ trên tàu để khi được
yêu cầu, thuyền trưởng trình báo nó cho Chính quyền hành chính hoặc tổ
chức được Chính quyền hành chính công nhận để kiểm tra.

13.4 Một
giấy chứng nhận, gọi là Giấy chứng nhận Quản lý An toàn, phải được Chính
quyền hành chính hoặc tổ chức được Chính quyền hành chính công nhận cấp
cho tàu. Khi cấp Giấy chứng nhận này Chính quyền hành chính phải thẩm
tra xem Công ty đó và hoạt động quản lý trên tàu của nó có thỏa mãn với
HTQLAT của Công ty như đã được phê chuẩn không.

13.5 Chính quyền
hành chính hoặc tổ chức được Chính quyền hành chính công nhận phải kiểm
tra định kỳ việc thực hiện các chức năng của HTQLAT của tàu có đúng như
đã được phê chuẩn không.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mr.Dark
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

    Bài viết liên quan với Bộ luật ISMCODE

      Quyền hạn của bạn:

      Bạn không có quyền trả lời bài viết