trò ông Bert van Marwijk đã khẳng định, trận đấu với đội Đức chính là
mấu chốt quyết định cho chiến dịch đoạt chức vô địch EURO 2012 lần này.
Không phải bởi vì những hậm hực xưa cũ mà bởi vì họ bị đặt vào tình thế
khó khăn, đã thua Đan Mạch 0-1 ngay trận mở màn. Nếu không thắng, hoặc
chí ít là cầm hoà thì coi như… xong. Những tưởng đây là lúc đội bóng này
đoàn kết lại vì mục tiêu sống còn.
Nhưng số đông những người
hâm mộ “cơn lốc màu da cam” đã phải thất vọng tràn trề khi chiếc chuông ở
nhà thờ cổ Westerkerk tại Amsterdam, mà người Hà Lan thường đem rung
lên sau mỗi trận thắng của đội nhà đã không thể ngân vang sung sướng.
Thành tích ghi đến 37 bàn với 9 trận thắng liên tiếp trong chiến dịch
đến Hà Lan giờ chỉ mang ý nghĩa tham khảo không hơn không kém. Một Hà
Lan hiện hữu tại EURO quá kém trong khâu ghi bàn, hục hặc nội bộ bởi vấn
nạn “sao”. Trước trận đấu, người ta đã thấy cảnh các cầu thủ hục hặc,
báo chí Đức đã chụp được tấm hình 15 cầu thủ chỉ 1 người cười để diễn tả
chính xác những gì đang diễn ra ở đội tuyển xứ hoa Tulip.
Đương
nhiên, không thể phủ nhận ở lượt trận thứ hai ở bảng “tử thần” này Đức
có ưu thế hơn Hà Lan khi đối phương buộc phải thắng và lao lên tấn công.
Người Đức chỉ việc phòng ngự chặt và tận dụng các cơ hội được tạo ra.
Tuy nhiên, nhiều người cũng kỳ vọng rằng, Robben sẽ bớt chơi cá nhân,
Robin van Persie và cả Huntelaar sẽ ghi bàn. Và điều đáng kỳ vọng nhất,
chính là ông Bert van Marwijk sẽ thay đổi cách dùng người lẫn chiến
thuật. Đáng tiếc thay, một lần nữa người Đức chứng minh rằng họ mới là
chuyên gia của những trận đấu quan trọng. Sút đến 14 lần nhưng 7 lần các
cầu thủ Hà Lan “bắn chim” trong khi người Đức sút 11 lần thì có đến 2
lần ghi bàn và chỉ trật khung thành vỏn vẹn 3 lần.
Gomez sút tung lưới Hà Lan
Nhìn lại tình huống mở tỉ số 1-0, sẽ thấy sự lạnh lùng, đơn giản
nhưng hiệu quả của người Đức, điều mà các cầu thủ Hà Lan mãi vẫn không
chịu hiểu. Không thuê hoa dệt gấm mất thời gian, không lằng ngoằng lừa
bóng như cách các cầu thủ Hà Lan thường làm. Ở pha bóng đó, người Đức
chỉ cần vỏn vẹn 4 đường chuyền bắt đầu từ phần sân nhà, cái cách mà
Bastian Schweinsteiger đặt lòng chuyền bóng cho Gomez rồi anh này quay
người sút tung lưới không thể gọn gàng hơn.
Một mình Wesley Sneijder vẫn chưa đủ tạo nên cơn lốc màu da cam
Nói nghe hơi buồn chứ Hà Lan thua cũng đáng. Sau bàn thua đầu
tiên, rồi đến bàn thua thứ nhì, các cầu thủ Hà Lan vẫn chơi như thể mình
đang thắng. Nếu có chăng điểm sáng hiếm hoi chính là Wesley Sneijder
với những nỗ lực hết mình. Nhưng, một làm gió Wesley Sneijder đâu thể
biến Hà Lan thành một cơn lốc được. Ngày xưa, đội Hà Lan chơi gắn kết
bao nhiêu thì giờ họ là những mảnh rời khó tin đến bấy nhiêu. Cách cách
mà Robben khi bị thay người đã bỏ ra đường biên bên kia sân, nơi ấy toàn
sắc cam nhưng ống kính truyền hình đã cho thấy, những cái nhìn thờ ơ
của cổ động viên
Robben thất vọng rời sân
Hà Lan, và cũng cho thấy Robben đã bực bội cởi phăng chiếc áo thi
đấu. Còn gì rõ ràng hơn để chứng minh, đến chính người Hà Lan cũng đang
chán chường với cầu thủ của mình và sự bất lực, lẫn kiêu căng ở các cầu
thủ ngôi sao áo cam. Ở những phút cuối, khi van Persie đã rút ngắn được
tỉ số, người xem cũng chẳng thấy các cầu thủ Hà Lan nhiệt tình hơn trong
việc tranh cướp bóng. Nó quá khác xa với hình ảnh Jerome Boateng của
Đức lao người chắn bóng dù đội nhà đang dẫn bàn.
Đá như thế, không thua mới lạ vì tính ra, Hà Lan đã thua Đức về hiệu quả, họ thua luôn cả Đan Mạch nếu so về sự nhiệt tình.
Thua
hai trận đầu, giờ người Ha Lan phải cầu cạnh đội Đức trong trận gặp Đan
Mạch chơi nhiệt tình như đã gặp họ. Nhưng điều này quá khó bởi Đức sau
hai trận lấy trọn 6 điểm đã chính thức vào vòng trong, họ sẽ cho các cầu
thủ trụ cột được nghỉ ngơi nhất là khi đối đầu với một Đan Mạch chơi
như chẳng còn gì để mất. Hơn nữa, loại Hà Lan ngay từ vòng bảng cũng là
cách tránh hậu họa về sau nên có đến 99% “cơ hội” để Hà Lan bị loại khỏi
giải đấu này.
Nhiều người yêu mến đội Hà Lan tại Việt Nam đêm
qua đã đồng cảm cay đắng thốt lên “lan ơi, sao nỡ cắt đứt dây chuông…”.
Giờ thì họ chỉ mong Hà Lan có trận đấu chia tay giải trước Bồ Đào Nha
“sao coi cho được” bởi chính Robben đã phụ họa với huấn luyện viên Bert
van Marwijk rằng” “mục tiêu của Hà Lan là vô địch, các thứ hạng khác đều
là thất bại” kia mà.